KINH NGHIỆM KINH DOANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posters
Admin
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Vote_lcapHoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Voting_barHoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Vote_rcap 
gianggiangonline
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Vote_lcapHoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Voting_barHoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Vote_rcap 

Most active topic starters
Admin
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Vote_lcapHoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Voting_barHoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Vote_rcap 
gianggiangonline
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Vote_lcapHoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Voting_barHoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Vote_rcap 

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Latest topics
» hoc anh van ne pakon
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Icon_minitimeTue Aug 13, 2013 7:46 am by Admin

» anh van giao tiep
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Icon_minitimeSat Aug 03, 2013 3:11 am by Admin

» hoc tieng anh hay ne
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Icon_minitimeWed Jul 31, 2013 4:24 am by Admin

» dia chỉ hoc hay nhat
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Icon_minitimeThu Feb 09, 2012 12:32 am by Admin

» TOEIC - TARGET - UNIT 1 - PART 1: Picture Description
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:12 pm by Admin

» Luyện thi TOEIC 550 cấp tốc - Hoc360
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:02 pm by Admin

» Phát âm tiếng Anh cơ bản - Hoc360
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:00 pm by Admin

» PHÁT ÂM CHUẨN
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 6:58 pm by Admin

» TIENG ANH MIEN PHI
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Icon_minitimeTue Jan 31, 2012 10:10 am by Admin


Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Go down

Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Empty Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Bài gửi  Admin Tue Nov 09, 2010 9:06 pm

Qua gần hai mươi năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những thành công kỳ diệu, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Mặc dù vậy, hàng năm vẫn có hàng ngàn doanh nghiệp loại này rơi vào tình trạng phá sản hoặc biến mất trên thị trường. Lý do thì có nhiều, nhưng một trong đó là họ thiếu một tư duy chiến lược, bắt đầu bằng việc thiếu khả năng hoạch định một chiến lược cho phép tìm kiếm khách hàng và kết thúc bằng thất bại trong việc phát triển một hệ thống kiểm soát nhằm duy trì hiệu quả kinh doanh.

Bài viết này, muốn thông qua việc phân tích vai trò của hoạch định chiến lược nói chung, cũng như phân tích các đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, thuyết phục các doanh nghiệp loại này về sự cần thiết và cách thức áp dụng tư duy chiến lược trong hoạt động kinh doanh của họ.
Quan niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên, đa phần các định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa đều sử dụng số lượng lao động thường xuyên như là một tiêu chí ưu tiên, ngoài ra còn sử dụng quy mô vốn, quy mô doanh thu v.v… Đối với đa phần các quốc gia phát triển (Mỹ, Pháp, Nhật), những doanh nghiệp có số lao động từ 500 trở xuống thì được coi là có quy mô vừa và nhỏ, trong số đó những doanh nghiệp có số lao động 200 trở xuống được coi là doanh nghiệp nhỏ. Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định tại Nghị định 91/2001/CP-NĐ của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2001 thì những doanh nghiệp có số lao động nhỏ hơn 300 và có số vốn pháp định nhỏ hơn 10 tỷ đồng được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó không phân biệt doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Các cách định nghĩa này cũng chỉ mang tính chất tương đối, bởi một doanh nghiệp có thật sự nhỏ khi có số lao động nhỏ hơn 500 hay không thì còn tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Do vậy, chúng ta có thể hiểu doanh nghiệp nhỏ là một doanh nghiệp hoạt động độc lập trong một lĩnh vực kinh doanh nhưng không thống trị trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa khó khăn và thuận lợi
Hoạch định chiến lược là một quy trình xác định các định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện và củng cố vị thế cạnh tranh của mình. Việc ứng dụng quy trình hoạch định chiến lược, hầu như cho đến nay mới chỉ là "mảnh đất riêng" của các doanh nghiệp lớn. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạch định chiến lược có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quan tâm đến công tác này. Điều này được giải thích bởi nhiều lý do khác nhau:
- Do không có thời gian: ở các doanh nghiệp nhỏ, người chủ doanh nghiệp thường là người điều hành trực tiếp, do đó thời gian của họ chủ yếu được giành cho việc giải quyết những vấn đề tác nghiệp hàng ngày và hầu như không còn thời gian để quan tâm tới việc hoạch định dài hạn.
- Do không quen với việc hoạch định chiến lược : có nhiều chủ doanh nghiệp chưa nhận thức được công dụng của hoạch định chiến lược hoặc họ cho rằng chiến lược không có liên quan nhiều đến tình trạng kinh doanh của họ.
- Do thiếu kỹ năng: các chủ doanh nghiệp nhỏ, do hạn chế về trình độ nên thường thiếu những kỹ năng cần thiết để bắt đầu hoạch định một chiến lược, ngoài ra họ cũng không muốn tốn tiền để thuê tư vấn.
- Do thiếu niềm tin: có nhiều chủ doanh nghiệp vốn rất nhạy cảm với những thông tin quan trọng liên quan đến công việc kinh doanh của họ và họ thấy không thoải mái khi phải chia sẻ những tính toán chiến lược của mình cho nhân viên hoặc người ngoài.
Những lý do trên làm cho hoạch định chiến lược ngày càng trở nên mờ nhạt trong quan niệm của các nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy làm thế nào để hoạch định chiến lược thực sự có một chỗ đứng như nó cần phải có trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Có thể khẳng định rằng, trái với những gì mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường nghĩ, việc áp dụng hoạch định chiến lược trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chắc chắn sẽ thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp lớn, nhờ những điều kiện thuận lợi nhất định:
- Thứ nhất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện giao tiếp tốt hơn, đặc biệt giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp, và điều này cho phép tránh các nguy cơ sai lệch do thông tin không phải truyền đi qua các kênh "chính thức và quan liêu" thường thấy trong các doanh nghiệp lớn.

- Thứ hai, do đặc trưng về quy mô nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tính linh hoạt cao hơn, đặc biệt là trong việc ra quyết định. Nhờ đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh một cách nhanh chóng mục đích hay chiến lược và chuyển nhanh từ quyết định sang hành động.
- Thứ ba, là thị trường thường phản ứng ít quyết liệt hơn (thậm chí không có phản ứng) trước những thay đổi chiến lược của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do tác động của những thay đổi này đến thị trường là không đáng kể (một doanh nghiệp nhỏ tăng gấp đôi thị phần từ 1% lên 2% sẽ ít gây chú ý hơn là một doanh nghiệp lớn tăng 10% thị phần của họ, chẳng hạn từ 30% lên 33%).
Sự cần thiết ứng dụng hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Với những thuận lợi nêu trên, quản trị chiến lược cần được các doanh nghiệp nhỏ và vừa xem như là một công cụ quản lý cần thiết để đương đầu với các mối nguy cơ thường trực như
- Nguy cơ phản ứng thụ động trước sự thay đổi của thị trường. Nhiều doanh nghiệp loại này thường cho rằng, do quy mô nhỏ nên họ không có khả năng phản ứng trước những thay đổi về quy định pháp lý hay những tiến bộ về công nghệ v.v… điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp có thái độ chờ đợi thụ động, để thị trường cuốn theo. Trong khi đó, nhờ các nỗ lực phân tích tình hình thị trường thường xuyên và tư duy linh hoạt, hoạch định chiến lược có thể giúp các doanh nghiệp nhận thức rằng các khả năng hành động của họ thực ra luôn có sẵn, đồng thời khuyến khích họ chuẩn bị tinh thần chủ động tấn công trong cạnh tranh.
- Nguy cơ bị mất cân bằng trong sự phát triển của doanh nghiệp. nếu không có một quy trình hoạch định chiến lược, doanh nghiệp có thể bỏ qua một yếu tố quan trọng nào đó (sự thay đổi của thị trường hoặc công nghệ, khả năng tài trợ, v.v…) và điều này có thể dẫn đến việc phải chấm dứt hoạt động đột ngột (mất khả năng thanh toán, sản phẩm bị thay thế) hay làm đảo lộn quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp (công nghệ thay đổi, không giữ được khách hàng v.v…).
Đề xuất một quy trình hoạch định chiến lược cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các nghiên cứu trước đây nhìn chung đều kết luận rằng quy trình hoạch định chiến lược của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nếu được áp dụng) thường ít mang tính chính thống so với các doanh nghiệp lớn. Thậm chí, họ còn cho rằng việc quá hình thức hoá quy trình chiến lược có thểm làm giảm hiệu quả kinh doanh, với giải thích là khi quá chú trọng đến một kế hoạch văn bản có thể dẫn đến sự cứng chắc trong việc quyết định và làm giảm sự linh hoạt trong kinh doanh – vốn được xem là một trong những thế mạnh ít ỏi của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, chính quy trình hoạch định chiến lược, chứ không phải bản kế hoạch chiến lược, mới là chìa khoá để cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, một quy trình hoạch định chiến lược chính thống sẽ là quá nặng nề và không hiệu quả với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Để hoạch định chiến lược thực sự có ích cho các doanh nghiệp này, cần thiết phải có những thay đổi cho phù hợp với trình độ và những thói quen làm việc của lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ý tưởng sau đây có thể là một cách để biến sự cần thiết của hoạch định chiến lược thành một giải pháp cụ thể cho việc ứng dụng hoạch định chiến lược trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, và ở Việt Nam nói riêng. Chẳng hạn, để bắt đầu một quy trình hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chúng ta nên đặt ra một số câu hỏi đơn giản hay vì đưa ra những khái niệm "uyên bác".
Quy trình chính thống

Và áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bằng cách trả lời các câu hỏi đơn giản)
• Xác định nhiệm vụ – Chúng ta sẽ trở thành cái gì?
• Án định mục tiên – Chúng ta sẽ cố gắng đạt được cái gì?
• Thiết lập chiến lược – Làm thế nào để chúng ta thực hiện điều đó? làm thể nào để đương đầu với cạnh tranh?
• Xây dựng các chính sách – Chúng ta cần phải đưa ra những nguyên tắc cơ bản nào để điều hành công việc kinh doanh ?
• Thiết lập các chương trình – Chúng ta nên tổ chức hoạt động như thế nào để đạt được những gì chúng ta mong muốn với chất lượng cao nhất và chi phí thấp nhất?
• Chuẩn bị ngân sách – Chúng ta sẽ phải chịu khoản chi phí nào và các khoản thu nhập của chúng ta đến đâu?
• Cụ thể hoá các thủ tục – Chúng ta phải chi tiết hoá những việc này đến mức nào, sao cho mọi người đều biết họ phải làm gì?
• Xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả – Những chỉ tiêu cơ bản nào cho phép chúng ta xác định kết quả những gì đã làm được? và làm thế nào để theo dõi những chỉ tiêu đó?
Ngoài ra, để hoạch định chiến lược thực sự có chỗ đứng và phát huy tác dụng trong các doanh nghiệp này, cần phải có thêm một số yếu tố chìa khoá đảm bảo thành công:
Trước hết, đó là thiện chí hay sự cam kết của ban lãnh đạo trong việc tư duy dài hạn và luôn tính đến các suy nghĩ này trong từng hành động, điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo một mặt phải giành thời gian cho việc tổ chức các cuộc họp riêng về chủ đề chiến lược cũng như giành mối quan tâm thường trực cho việc cân nhắc các quyết định hàng ngày trong khuôn khổ các lựa chọn dài hạn của doanh nghiệp;
Bên cạnh đó, cần cụ thể hoá các mục tiêu và phương tiện cho việc thực hiện chiến lược, không chỉ dừng lại ở lời phát biểu trịnh trọng về chiến lược hay các giải pháp chung chung, mà cần phải đưa ra được một loạt các mục tiêu, quyết định và hành động theo các lịch trình cho chính họ lập ra;
Cuối cùng là thiện chí có tính toán của mọi cấp độ quản lý, nhằm tránh nguy cơ không thừa nhận của các cán bộ cấp dưới. Các phương pháp đơn giản và chặt chẽ cần được thích ứng một cách linh hoạt nhất với doanh nghiệp, bởi vì việc ưa chuộng các phương pháp chính thống hoặc có quá nhiều ràng buộc thường dẫn đến thất bại.
Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công tác hoạch định chiến lược lần đầu tiên sẽ thuận lợi hơn nếu nó được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia bên ngoài, sau đó các cán bộ tham mưu nội bộ sẽ có đủ khả năng để làm chủ quy trình này mà không cần đến sự can thiệp từ bên ngoài nữa. Chỉ cần trong suy nghĩ của ban lãnh đạo và các cán bộ quản lý có thường trực một mối quan tâm: tư duy chiến lược.
Tags: Hoach dinh chien luoc trong doanh nghiep nho va vua o Viet Nam, Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, kinh doanh, quan tri, thuong mai

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 1725
Join date : 27/10/2010

https://khuongtruonghop.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết