KINH NGHIỆM KINH DOANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posters
Admin
Về nước kinh doanh gốc rạ Vote_lcapVề nước kinh doanh gốc rạ Voting_barVề nước kinh doanh gốc rạ Vote_rcap 
gianggiangonline
Về nước kinh doanh gốc rạ Vote_lcapVề nước kinh doanh gốc rạ Voting_barVề nước kinh doanh gốc rạ Vote_rcap 

Most active topic starters
Admin
Về nước kinh doanh gốc rạ Vote_lcapVề nước kinh doanh gốc rạ Voting_barVề nước kinh doanh gốc rạ Vote_rcap 
gianggiangonline
Về nước kinh doanh gốc rạ Vote_lcapVề nước kinh doanh gốc rạ Voting_barVề nước kinh doanh gốc rạ Vote_rcap 

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Latest topics
» hoc anh van ne pakon
Về nước kinh doanh gốc rạ Icon_minitimeTue Aug 13, 2013 7:46 am by Admin

» anh van giao tiep
Về nước kinh doanh gốc rạ Icon_minitimeSat Aug 03, 2013 3:11 am by Admin

» hoc tieng anh hay ne
Về nước kinh doanh gốc rạ Icon_minitimeWed Jul 31, 2013 4:24 am by Admin

» dia chỉ hoc hay nhat
Về nước kinh doanh gốc rạ Icon_minitimeThu Feb 09, 2012 12:32 am by Admin

» TOEIC - TARGET - UNIT 1 - PART 1: Picture Description
Về nước kinh doanh gốc rạ Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:12 pm by Admin

» Luyện thi TOEIC 550 cấp tốc - Hoc360
Về nước kinh doanh gốc rạ Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:02 pm by Admin

» Phát âm tiếng Anh cơ bản - Hoc360
Về nước kinh doanh gốc rạ Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:00 pm by Admin

» PHÁT ÂM CHUẨN
Về nước kinh doanh gốc rạ Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 6:58 pm by Admin

» TIENG ANH MIEN PHI
Về nước kinh doanh gốc rạ Icon_minitimeTue Jan 31, 2012 10:10 am by Admin


Về nước kinh doanh gốc rạ

Go down

Về nước kinh doanh gốc rạ Empty Về nước kinh doanh gốc rạ

Bài gửi  Admin Thu Nov 11, 2010 1:50 am

Năm 1987, Đặng Xuân Nghĩa là người Việt đầu tiên nhận chiếc chìa khóa vàng, biểu tượng cho nhà doanh nghiệp xuất sắc nhất trong năm của thành phố Stockton (California, Mỹ). Trông ông đặc sệt chất nông dân: dáng thô mộc “diện” bộ quần áo nâu sồng, mang đôi guốc gỗ, tay xách chiếc giỏ lác đi chợ mỗi ngày. Hơn sáu năm qua, lúc nào người dân Hội An cũng thấy ông như vậy...

Thời niên thiếu, ông mò cua bắt ốc, no bụng nhờ củ sắn, củ khoai... Rồi ông cũng lấy được tấm bằng dược sĩ, niềm mơ ước lớn của nhiều gia đình ở Điện Bàn, Quảng Nam, sau đó vào Sài Gòn dạy học. Đến năm 1979, ông sang Mỹ. Khắp trên đất Mỹ, ông đã trải qua nhiều nghề, bắt đầu là rửa chén thuê trong các nhà hàng, rồi dọn vệ sinh, hái trái cây, giữ trẻ, cắt cỏ... “Suốt trong bốn năm trời tôi trải qua dễ chừng cũng 10 nghề”, ông nói.

Khi đã quen vùng đất mới và am hiểu cuộc sống công nghiệp nơi đất Mỹ, năm 1984, tích cóp từ những đồng tiền làm thuê và vay mượn bạn bè, ông thành lập trung tâm phân phối bán sỉ thực phẩm tại San Jose (California). Ông làm giám đốc và nắm giữ 51% cổ phần của Công ty Ifsco. Chưa đầy ba năm sau, ông mở rộng kinh doanh và đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng ở một số thành phố lớn của Mỹ.
Năm 1999, nghe tin đồng bào miền Trung chìm trong cơn lũ dữ, ông cùng 7 y bác sĩ khăn gói bay từ Mỹ về với hàng hóa trị giá hàng trăm triệu đồng cứu trợ đồng bào quê nhà... Dịp này, ông về Hội An thăm lại ngôi trường thuở nhỏ ông học (Trường Trần Quí Cáp). Trong một lần lang thang qua Cẩm Nam, nhìn mảnh đất hoang bên sông Hoài quanh năm ao tù nước đọng, ông nhận ra rằng đây sẽ là nơi để ông thực hiện ước mơ “làm nông dân thời hiện đại kinh doanh gốc rạ”.
Ba tháng sau, ông quay trở lại Hội An với đề án thành lập khu du lịch làng quê VN từ mảnh đất ao tù ven sông. Cuối năm 2000, ông quyết định về ở hẳn VN lo xây dựng khu làng quê VN. Các lão nông làng nghề truyền thống đất Quảng được ông mời về trực tiếp dựng làng.
Chỉ trên khoảnh đất rộng 12.000m2, hơn bốn năm sau, 21 làng nghề truyền thống được xây dựng, với cây đa giếng nước, lũy tre, đền thờ thành hoàng, ruộng lúa, nương dâu, cô hàng nước chè xanh nơi đầu làng cùng những lớp học chữ nho với ông đồ già... Tất cả “cư dân” trong làng đều làm bánh, làm nghề truyền thống và đều bận một thứ quần áo vải nâu sồng thô mộc được dệt từ làng nghề ở Duy Xuyên. Một làng quê VN nguyên mẫu thế kỷ 19 được tái hiện bên khu đô thị cổ Hội An.
Ông tâm sự: “Toàn bộ gia sản bên Mỹ tôi bán hết, đem về đầu tư vào cái làng ni. Lòng tôi tâm nguyện một điều là toàn bộ lợi nhuận thu được trích một phần trả lương cho nông dân của làng, còn lại tôi sẽ đầu tư xây dựng một nhà dưỡng lão. Khi không còn làm được nông dân trong làng nữa, tôi sẽ về nhà dưỡng lão để sống với các cụ không nơi tương tựa đến cuối đời...”.

(Theo TTO)



Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 1725
Join date : 27/10/2010

https://khuongtruonghop.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết