KINH NGHIỆM KINH DOANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posters
Admin
"Tôi muốn làm cá vàng" ? Vote_lcap"Tôi muốn làm cá vàng" ? Voting_bar"Tôi muốn làm cá vàng" ? Vote_rcap 
gianggiangonline
"Tôi muốn làm cá vàng" ? Vote_lcap"Tôi muốn làm cá vàng" ? Voting_bar"Tôi muốn làm cá vàng" ? Vote_rcap 

Most active topic starters
Admin
"Tôi muốn làm cá vàng" ? Vote_lcap"Tôi muốn làm cá vàng" ? Voting_bar"Tôi muốn làm cá vàng" ? Vote_rcap 
gianggiangonline
"Tôi muốn làm cá vàng" ? Vote_lcap"Tôi muốn làm cá vàng" ? Voting_bar"Tôi muốn làm cá vàng" ? Vote_rcap 

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Latest topics
» hoc anh van ne pakon
"Tôi muốn làm cá vàng" ? Icon_minitimeTue Aug 13, 2013 7:46 am by Admin

» anh van giao tiep
"Tôi muốn làm cá vàng" ? Icon_minitimeSat Aug 03, 2013 3:11 am by Admin

» hoc tieng anh hay ne
"Tôi muốn làm cá vàng" ? Icon_minitimeWed Jul 31, 2013 4:24 am by Admin

» dia chỉ hoc hay nhat
"Tôi muốn làm cá vàng" ? Icon_minitimeThu Feb 09, 2012 12:32 am by Admin

» TOEIC - TARGET - UNIT 1 - PART 1: Picture Description
"Tôi muốn làm cá vàng" ? Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:12 pm by Admin

» Luyện thi TOEIC 550 cấp tốc - Hoc360
"Tôi muốn làm cá vàng" ? Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:02 pm by Admin

» Phát âm tiếng Anh cơ bản - Hoc360
"Tôi muốn làm cá vàng" ? Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:00 pm by Admin

» PHÁT ÂM CHUẨN
"Tôi muốn làm cá vàng" ? Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 6:58 pm by Admin

» TIENG ANH MIEN PHI
"Tôi muốn làm cá vàng" ? Icon_minitimeTue Jan 31, 2012 10:10 am by Admin


"Tôi muốn làm cá vàng" ?

Go down

"Tôi muốn làm cá vàng" ? Empty "Tôi muốn làm cá vàng" ?

Bài gửi  Admin Thu Oct 28, 2010 12:28 am

“Một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở Hồng Kông sau khi tham quan siêu thị nội thất Phố Xinh, nhận xét: “Với quy mô hoạt động như thế này, chắc chắn chủ nhân siêu thị phải là người lớn tuổi, biết làm ăn và nắm bắt nhu cầu của thị trường. Đứng bên cạnh, tôi chỉ: “Vâng, ông có điều gì cần góp ý thêm về siêu thị để tôi thưa với sếp rút kinh nghiệm?”. Vị khách lắc đầu, rút danh thiếp đưa cho tôi: “Nhờ anh chuyển lại cho ông chủ, tôi cần gặp ông ấy để hợp tác kinh doanh”... Dương Quốc Nam bắt đầu câu chuyện về Phố Xinh bằng kỷ niệm khó quên vừa kể.

* Sao lúc đó ông không giới thiệu ngay: “Chủ nhân là tôi đây”?

- Nếu làm vậy thì đâu có gì thú vị và đáng nhớ. Nói thế thôi, chứ lúc đó, chủ đích của tôi là muốn nghe khách tham quan nhận xét, “bàn tán” gì về sản phẩm và mô hình tôi đang làm để rút kinh nghiệm. Ngày hôm sau, tôi và một chị cửa hàng trưởng đến gặp vị khách này, ông mời chúng tôi vào phòng, nhưng cứ đi đi lại lại như chờ đợi ai.

Hơn nửa tiếng sau, ông hỏi chị cửa hàng trưởng: “Sao giám đốc cô đến muộn thế?”. Chị cửa hàng trưởng chỉ tôi: “Dạ thưa, giám đốc tôi đây”. Ông trố mắt nhìn tôi và liên tục xin lỗi, rồi ông nói vui với chị: “Nãy giờ tôi cứ tưởng anh ấy là... con trai ông chủ”.


Tôi đoán, nếu không tham quan trước siêu thị, chắc ông sẽ không đủ niềm tin để ký với tôi hợp đồng trị giá gần 30.000USD. Điều đáng mừng là sau buổi trò chuyện ấy, chúng tôi đã trở thành đối tác thân thiết, gắn bó đến tận bây giờ. Câu chuyện xảy ra cách đây đã bảy năm, khi tôi mới 31 tuổi.


* Như vậy, khi mở siêu thị đầu tiên vào năm 2001, lúc đó mới 28 tuổi, lại chưa có thành quả gì để tạo niềm tin và thuyết phục khách hàng, chắc hẳn ông đã gặp nhiều khó khăn?

- Không phải nhiều mà là rất nhiều, và phải gọi là gian khổ mới đúng. Trở ngại lớn nhất tôi gặp phải khi mới khởi nghiệp không chỉ vì là một thanh niên mặt búng ra sữa (lúc đó nhiều người tả tôi như vậy), mà còn thiếu đủ thứ: kinh nghiệm, vốn liếng, kiến thức kinh doanh, và quan trọng nhất là thiếu sự ủng hộ của gia đình và bạn bè...


Sống trong một gia đình chuyên làm nghề mộc và buôn bán đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ nên từ nhỏ, tôi đã học được nghề mộc, biết làm một số sản phẩm mỹ nghệ và phụ gia đình bán hàng. Dù không biết tính toán lời lỗ, nhưng tối nào tôi cũng thích thú xem mẹ đếm tiền, và bắt đầu thấy thích buôn bán.


Khoảng năm 1985 - 1986, tình cờ xem những tấm ảnh cô tôi chụp tại các siêu thị và trung tâm thương mại ở Mỹ gửi về, tôi thấy hàng hóa ở những nơi đó nhiều vô kể, đủ màu sắc và kiểu dáng, cách bài trí cũng thật đẹp. Nhìn lại cửa hàng của gia đình mới thấy bé nhỏ làm sao, sản phẩm bày biện cũng chẳng bắt mắt chút nào, và ai cũng có thể là nhân viên bán hàng, thậm chí cả chị người làm, quần áo xốc xếch, đang làm bếp cũng chạy lên bán hàng. Vì vậy, giấc mơ xây dựng mô hình bán hàng như siêu thị của tôi ngày một lớn dần.


Tôi thổ lộ với ba: “Con muốn mở một siêu thị bán đồ nội thất thật hoành tráng, với thật nhiều sản phẩm và nhân viên phải mặc đồng phục áo dài, có cả dịch vụ bảo hành, sửa chữa sản phẩm, có hệ thống quản lý chuyên nghiệp”. Ba tôi gạt đi: “Đừng nghĩ chuyện trên trời nữa. Bộ con không thấy cửa hàng gia đình mình không mất tiền thuê mặt bằng, thuê nhân viên bán hàng, hàng thì tự sản xuất... mà còn thu không đủ chi, giờ con đưa ra ý tưởng kinh doanh đụng tới cái gì cũng cần tiền, lấy đâu ra tiền mà chi?”.
Năm 2001, bất chấp sự phản đối kịch liệt của gia đình, lời đàm tiếu của bạn bè cho rằng tôi là thằng rồ, mơ mộng viển vông, thậm chí có người còn nói điều xúi quẩy: “Để rồi xem, nó sẽ phải trốn nợ vì phá sản”, tôi vẫn cương quyết thành lập Công ty Hoàng Nam và mở siêu thị nội thất Phố Xinh ở đường Ba Tháng Hai, TP.HCM với số vốn vỏn vẹn 100 triệu đồng (là tiền sang lại phòng trà, spa đã hùn với bạn bè làm trước đó).


Tôi nghĩ: “Nếu không vấp ngã thì làm sao lớn khôn, không đột phá thì không thể thành công”. Nghĩ vậy nhưng khi mặt bằng thuê rồi, chuẩn bị khai trương mà các đối tác quen gia đình đều từ chối hợp tác, khách hàng mới thì chưa tin tưởng, nhìn siêu thị trống trơn, tôi lo đến bạc tóc, đêm nào cũng thức trắng để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để có sản phẩm trưng bày?”. Chỉ trong vòng một tháng, mắt tôi thâm quầng, tóc rụng đầy gối, sụt gần 5kg.


* Không ít doanh nhân trẻ hiện nay thường lập nghiệp theo kiểu “thích là làm” như ông, nếu lúc đó thất bại, ông có dám thừa nhận sự bồng bột, thiếu chín chắn của mình?

- Tuy “thích là làm” nhưng tôi không làm liều theo kiểu sốc nổi, bồng bột mà hoàn toàn có sự chuẩn bị chu đáo. Trước đó, tôi đã đi học quản trị kinh doanh và các khóa ngắn hạn về thiết kế, cách phối màu... để bổ sung các kiến thức liên quan, đồng thời thực hiện một số vụ mua bán đồ nội thất để làm quen, thăm dò thị trường. Không may, thời điểm đó nhiều khách hàng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, không lấy hàng đã đặt nên tôi mất toi 20.000USD.Tuy thất bại, buồn nhưng tôi không nản. Trong kinh doanh không ai có thể nói trước điều gì, nhưng nếu đã tính toán kỹ, đầu tư hợp lý mà vẫn thất bại thì cũng không nên ân hận, nhụt chí. Có thể xem đó là học phí cho bài học kinh nghiệm để có bước đi tiếp vững vàng hơn. Tôi cho rằng, con người ai cũng phải có ước mơ, nếu mới thất bại đã đầu hàng thì sẽ chẳng bao giờ tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.


Để Phố Xinh là bến đỗ của ước mơ, chỉ có một con đường là kiên trì tìm đến các đối tác, trình bày với họ chiến lược, hướng đi của mình, cam kết thanh toán đúng hạn, đề nghị cho họ hưởng nhiều quyền lợi hấp dẫn...Với cách làm này, các đối tác đã đồng ý đưa hàng vào siêu thị.


Đang chuẩn bị khai trương vào ngày 15/9/2001, thì ngày 11/9 xảy ra sự kiện bọn khủng bố tấn công nước Mỹ. Bạn bè, người thân lại tới tấp điện thoại khuyên tôi dời ngày khai trương. Nhưng tôi lại nghĩ ngược lại, thấy sự kiện này đang được nhiều người quan tâm, tôi chớp ngay cơ hội mua quảng cáo truyền hình trước, giữa và sau bản tin thời sự.


Vào thời điểm mọi cánh cửa đều đóng, một quyết định nhanh, kịp thời đã giúp tôi mở ra cánh cửa mới. Thương hiệu Phố Xinh lập tức được nhiều người biết đến, khách đến mua hàng ngay ngày khai trương đông không thể tưởng. Dự đoán doanh thu một tháng chỉ một tỷ đồng, vậy mà chỉ trong ngày khai trương đã thu được 700 triệu đồng. Tôi mừng đến phát khóc.


Đời tôi sau này có rất nhiều niềm vui, nhưng không niềm vui nào sánh bằng niềm vui trong “ngày đầu tiên Phố Xinh” ấy. Trước mắt tôi, bầu trời ảm đạm, u ám không còn nữa và tôi thấy mình có thêm “sức và trí” để tiếp tục cuộc hành trình dài phía trước. Ngẫm lại thấy mình đã nghĩ đúng: “Người làm kinh doanh phải có sức chịu đựng hơn người bình thường thì mới đưa con tàu ước mơ đến sân ga cuối cùng muốn đến”.


* Chịu nhiều tổn thất, thiệt thòi vì là người đi tiên phong, nhưng sau đó lại bị rất nhiều thương hiệu khác “ăn theo”, thậm chí còn lấy tên na ná, ông có bực bội và cảm thấy thêm áp lực cạnh tranh?

- Tôi không bực bội, cũng không cảm thấy áp lực vì Phố Xinh có hướng đi riêng, có phong cách riêng, khó ai có thể bắt chước và cũng khó so sánh với bất cứ thương hiệu nào.

Hơn nữa, ưu thế của tôi vẫn là người đi tiên phong, mỗi năm tôi bỏ ra gần 2 tỷ đồng để tham dự các hội thảo, hội nghị về thiết kế công trình nội thất ở các nước, tìm hiểu thông tin, xu hướng nội thất của thế giới, gam màu được ưa chuộng, những mẫu thiết kế mới, mời chuyên gia từ Ý, Singapore, Trung Quốc... sang tư vấn, đào tạo công nhân, chuyển giao công nghệ, mua bản quyền thiết kế...


Tôi biết có nhiều người đến siêu thị không chỉ mua hàng, mà còn để ngắm nghía mẫu mã mới rồi về bắt chước, thậm chí thăm dò xem tôi lấy hàng ở đâu, nhưng tôi không ngại vì hầu hết các mặt hàng tôi nhập về, kể cả linh kiện, đều theo hình thức độc quyền.


Riêng một số sản phẩm bằng gỗ như tủ, giường, salon..., để giá thành giảm xuống vài chục phần trăm và không bị đụng hàng, tôi vẫn giữ nguyên mẫu mã, vật liệu, chất lượng, chỉ linh động dùng vật liệu thay thế ở một số chi tiết, biến tấu màu sắc, họa tiết. Đây cũng là điểm thành công của tôi vì có nhiều sản phẩm nhập khẩu 100% khi hư hỏng không có nơi sửa chữa, không có vật liệu thay thế.


Cũng nhờ cạnh tranh mà 10 năm qua, chúng tôi không ngừng đổi mới. Mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm tôi đều cho ra một sản phẩm mới, tạo cho khách hàng cảm giác Công ty luôn phát triển và mới mẻ hơn, các dịch vụ của Phố Xinh cũng hoàn thiện hơn nhờ nhân viên được gửi đi đào tạo ở nước ngoài.
Đến nay Phố Xinh đã có hai nhà máy sản xuất và một hệ thống gồm 11 siêu thị trang trí nội thất tại TP.HCM và Hà Nội. Sản phẩm của Phố Xinh không chỉ được tiêu thụ trong nước, mà còn xuất khẩu sang Mỹ và 25 nước thành viên châu Âu và châu Á.


* Nhiều công ty nước ngoài như IKEA, Home Depot... đề nghị Phố Xinh bán sỉ hàng cho họ. Đây là phương thức mà nhiều doanh nghiệp mở thị trường ra nước ngoài mơ cũng không được, nhưng tại sao ông lại từ chối để chọn phương thức bán lẻ?

- Nếu tôi gia công hoặc bán sỉ cho các công ty nước ngoài thì cái mất trước tiên là thương hiệu, sau đó là bị ngâm vốn, bị phụ thuộc vào đơn đặt hàng và mẫu mã của họ. Nhưng cái mất lớn hơn là không được tự chủ, sáng tạo. Vì vậy, tôi chọn phương thức bán lẻ.
Tuy nhiên, cách bán lẻ của tôi không phải là ngồi chờ khách hàng đến mua, mà mỗi tháng tôi chủ động đi khảo sát, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu khách hàng, sau đó gửi mẫu mã cho khách lựa chọn.


Đi nhiều nước tiếp thị và bán sản phẩm, kinh nghiệm tôi tích lũy được là phải tạo cho khách hàng sự tin tưởng, phải hiểu văn hóa của từng nơi mình đến để có những sản phẩm phù hợp, chẳng hạn người Mỹ thích sản phẩm to; người Singapore thích thiết kế giản dị, màu trong suốt hoặc đen, trắng; người Nhật đòi hỏi sự tinh tế; người Hồng Kông thích màu sặc sỡ...
Ngoài ra, thông tin cung cấp cho khách hàng phải minh bạch, thỏa thuận rõ ràng và phải giao hàng đúng hẹn.


* Ngoài lợi nhuận, cái “được” lớn nhất của ông khi kinh doanh là gì?

- Là sự trưởng thành về tính cách. Trước đây, tôi có khá nhiều nhược điểm: rụt rè, nói năng không lưu loát, thiếu chủ ngữ, vị ngữ tùm lum, nhưng kinh doanh giúp tôi tự tin hơn, nói năng hoạt bát và có cái nhìn về cuộc sống sâu sắc, logic hơn. Giao tiếp giúp tôi có thêm nhiều bạn hữu.


Tôi được xem là týp người dễ hòa đồng, dễ “chơi” và dễ tạo được thiện cảm với người xung quanh. Tất cả những điều đó không phải bẩm sinh, mà do tôi học hỏi từ cuộc sống, từ mọi người. Khi tiếp xúc với ai, tôi đều quan sát, tìm ra cái hay của mỗi người để học, tôi còn học thêm các khóa ngoại giao vì nghĩ rằng, trong công việc nếu tạo được sự gần gũi, làm cho mọi người có cảm tình với mình là đã thành công đến 90%.


Tôi từng thấy nhiều doanh nhân muốn được ca ngợi, thể hiện mình nên mua gì cũng phải chọn thứ đắt tiền. Nhưng tôi thì khác, dẫu có thích ăn ngon, mặc đẹp, tôi cũng phải kìm chế, hay khi mua xe hơi, tôi cũng không chọn chiếc quá đắt tiền vì không muốn tạo sự cách biệt.


* Một cách kinh doanh “theo kiểu của anh” mà ông cho là hiệu quả?

- Có người khi thu được lợi nhuận thì cất tiền làm của, còn tôi có bao nhiêu đem tái đầu tư bấy nhiêu, mở càng nhiều phòng trưng bày sản phẩm càng tốt, đó cũng là cách khuếch trương thương hiệu. Trong kinh doanh tôi muốn tạo sự khác biệt, muốn làm con cá vàng trong đàn cá đang bơi nên luôn muốn đổi mới.Hơn nữa, khi Việt Nam gia nhập WTO thì sẽ có nhiều thương hiệu lớn vào Việt Nam, họ có hàng trăm siêu thị trên thế giới, nếu mình không đi trước, không liên tục làm mới mình thì lúc đó sẽ khó cạnh tranh. Kế hoạch sắp tới, tôi sẽ nâng cấp toàn bộ cửa hàng, phòng trưng bày, thiết kế hệ thống 3D, chọn ra nhiều dòng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
* Theo ông, nhân viên Phố Xinh nhận xét về “giám đốc” của mình như thế nào?
- Một người “anh lớn” dễ gần, thoải mái, vui mà nghiêm. Quan điểm lãnh đạo của tôi là không để cho nhân viên sợ mình, vì như vậy họ sẽ không tự giác và không làm tốt công việc. Người đầu tàu cũng là người tạo ra văn hóa công ty, nên mọi việc phải gương mẫu, từ cách đối xử, giao tiếp đến từng hành động nhỏ.
Hai nữa là phải tin nhân viên, tạo ra không khí làm việc năng động, trẻ trung và thoải mái, chơi hết cỡ, làm hết mình. Về khoản này thì nhân viên nể tôi lắm. Có thể tôi không vác được 20kg gạo, nhưng làm việc thì có thể làm cật lực từ sáng đến khuya, hết ngày này sang ngày khác.
Trong một năm, tôi sợ nhất là ba ngày Tết vì đó là ba ngày tôi phải ở không, cảm thấy uể oải, mệt mỏi và thời gian dài lê thê. Có một nhà báo hỏi tôi tại buổi lễ nhận danh hiệu Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu năm 2009: “Niềm vui lớn nhất của anh trong cuộc sống là gì?”, tôi nói: “Đó là được làm việc”.


* Điều này có vẻ trái ngược với máu “nghệ sĩ” của ông?

- Trước đây tôi kinh doanh phòng trà nên chơi với nhiều ca sĩ, nghệ sĩ, nên vào những ngày cuối tuần, chúng tôi thường gặp nhau, cụng vài ly rượu và hát hò, tán dóc. Tôi thích hát vọng cổ, nhạc quê hương vì hồi nhỏ ở với nội nghe hoài nên thấm. Mỗi lần đi nước ngoài, nghe nhạc quê hương là lòng tôi lại nao nao muốn về. Vì vậy, tôi chưa bao giờ có ý định sống ở nước ngoài dù người yêu đang ở trời Tây.
Những lúc quá căng thẳng, tôi lại có thú “chơi” một mình, lái xe ra Vũng Tàu, đứng ở góc biển nào đó, thả căng thẳng vào gió và lắng nghe tiếng sóng biển rì rầm, thấy lòng nhẹ tênh, ăn một tô mì thảy của người Hoa rồi đi về, tiếp tục cuộc sống và công việc.


* Tháng trước, ông tổ chức cho nhân viên đi hành hương. Nghe nói ông thường xuyên đi chùa và hay rủ mọi người cùng đi, thế giới tâm linh là nơi ông hướng thiện hay để giảm căng thẳng?

- Cả hai. Bởi vì, mỗi khi bước vào chùa, đứng chắp tay trước tượng Phật là tôi cảm thấy mọi ngổn ngang, sân si, bực dọc trong lòng tan biến hết. Thậm chí đang giận hờn ai cũng hết giận luôn. Tôi nhớ, những ngày đầu thành lập Phố Xinh, trong lúc bế tắc, nặng nề, lại bị áp lực, đàm tiếu, tôi căng thẳng đến mức tưởng bị tâm thần, cứ lảm nhảm tính toán một mình, đầu căng như dây đàn.
Khi đó, tôi đi chùa Xá Lợi, chắp tay lạy Phật, khấn: “Con bị nhiều áp lực đè nén, xin Đức Phật cho con có nghị lực, sức chịu đựng để vượt qua”. Sau đó, tôi thấy tinh thần phấn chấn hơn, có những chuyện bình thường tôi không chịu đựng được, nhưng không hiểu sao lúc đó tôi lại nhẫn nhịn và tỉnh táo lạ thường. Vì vậy, tôi thường đến chùa và rủ mọi người cùng đến để tìm sự bình yên cho tâm hồn, hướng thiện sau vòng quay căng thẳng của cuộc mưu sinh.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 1725
Join date : 27/10/2010

https://khuongtruonghop.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết