KINH NGHIỆM KINH DOANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posters
Admin
Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Vote_lcapBán lẻ mà không lượm bạc cắc Voting_barBán lẻ mà không lượm bạc cắc Vote_rcap 
gianggiangonline
Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Vote_lcapBán lẻ mà không lượm bạc cắc Voting_barBán lẻ mà không lượm bạc cắc Vote_rcap 

Most active topic starters
Admin
Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Vote_lcapBán lẻ mà không lượm bạc cắc Voting_barBán lẻ mà không lượm bạc cắc Vote_rcap 
gianggiangonline
Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Vote_lcapBán lẻ mà không lượm bạc cắc Voting_barBán lẻ mà không lượm bạc cắc Vote_rcap 

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Latest topics
» hoc anh van ne pakon
Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Icon_minitimeTue Aug 13, 2013 7:46 am by Admin

» anh van giao tiep
Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Icon_minitimeSat Aug 03, 2013 3:11 am by Admin

» hoc tieng anh hay ne
Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Icon_minitimeWed Jul 31, 2013 4:24 am by Admin

» dia chỉ hoc hay nhat
Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Icon_minitimeThu Feb 09, 2012 12:32 am by Admin

» TOEIC - TARGET - UNIT 1 - PART 1: Picture Description
Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:12 pm by Admin

» Luyện thi TOEIC 550 cấp tốc - Hoc360
Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:02 pm by Admin

» Phát âm tiếng Anh cơ bản - Hoc360
Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:00 pm by Admin

» PHÁT ÂM CHUẨN
Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 6:58 pm by Admin

» TIENG ANH MIEN PHI
Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Icon_minitimeTue Jan 31, 2012 10:10 am by Admin


Bán lẻ mà không lượm bạc cắc

Go down

Bán lẻ mà không lượm bạc cắc Empty Bán lẻ mà không lượm bạc cắc

Bài gửi  Admin Wed Oct 27, 2010 12:58 am

Nói đến Saigon Co.op người ta luôn nhắc đến bà, có người còn nhìn vào thương hiệu cá nhân bà để đánh giá thương hiệu Saigon Co.op. Ở tuổi lục tuần, dù đang làm những công việc cuối cùng của người lèo lái “con thuyền Saigon Co.op”, nhưng bà vẫn đau đáu với những dự định tốt đẹp cho đời…

Gỡ khó

Thưa bà, khi đất nước bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, phong trào hợp tác xã (HTX) hầu như tan rã, có lẽ cái tên hiếm hoi còn tồn tại và phát triển đến ngày may. Điều này có đúng không?

Saigon Co.op ra đời rất hợp thời. Nghe thì có vẻ mâu thuẫn vì thời điểm đó, phong trào HTX đi xuống, nhưng chính cơ chế đổi mới đã tạo cơ hội, tạo điều kiện cho Saigon Co.op trụ vững và phát triển. Chính sách đổi mới làm cho anh em chúng tôi hăng hái, phấn chấn thêm, mặc dù khó khăn hơn rất nhiều vì cạnh tranh.

Trước đổi mới, HTX không được coi trọng, sau đổi mới, phong trào càng đi xuống, do úp bộ người ta vào tổ chức kinh tế tập thể, lại không biết cách làm ăn. Anh chị em chúng tôi muốn làm sao để xã hội nhìn nhận HTX một cách thật đúng đắn. Trước đây, người ta nghĩ HTX thương mại với tiêu cà mắm muối, loay hoay trong phường xã, làm gì có chuyện liên doanh liên kết với nước ngoài, nhưng nhờ đổi mới, chúng tôi có cơ hội kinh doanh với đối tác ngoài biên giới. Chỉ với số vốn lưu động khoảng 100 triệu đồng, nhưng do đồng tâm hiệp lực, chúng tôi đã phát triển thành hệ thống Co.op Mart như hiện nay.

Nhưng thời điểm đó cũng có không ít lời ra tiếng vào, rằng bà nhờ có chồng làm Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh?

Lúc đó, cái gì cũng phải có tiếng nói của chính quyền, của Đảng thì dưới mới nghe. Chúng tôi nhờ rất nhiều vào chú Sáu Tường (Nguyễn Vĩnh Nghiệp) – Chủ tịch và người phụ trách trực tiếp là đồng chí Vương Hữu Nhơn – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố.
Tôi cũng có nhờ chồng nhưng chỉ là tinh thần. Khi các HTX tín dụng đổ vỡ, vô hình trung chúng tôi phải ôm số nợ 13 tỷ đồng (hồi đó, số tiền ấy là vô cùng lớn), trong khi tổng tài sản của chúng tôi chưa đến 500 triệu đồng. Phải nói tinh thần của tôi căng thẳng lắm, nhưng nhờ sự động viên của ông xã: cứ vay tiền trả hết cho dân để làm tròn trách nhiệm của mình. Tiền mình có thể làm ra được nhưng nợ dân không trả thì tiếng xấu muôn đời. Tôi bàn với anh em ráng gánh số nợ đó. Lúc đó tai tiếng đủ thứ nhưng chúng tôi vẫn xác định kinh doanh có lời có lỗ nhưng trước hết phải tính đến yếu tố xã hội, đến trách nhiệm với dân.

Vừa mới chuyển đổi, lại phải xoay trở để tồn tại trong điều kiện khó khăn như thế, điều gì giúp bà tiếp tục xây dựng mô hình HTX?

Là một cán bộ phong trào, nhìn thấy ý nghĩa nhân văn của HTX “Mỗi người vì mọi người, mỗi người vì mọi người” nên tôi rất tâm huyết. Thế nhưng, sau khi phong trào HTX trong nước sụp đổ, rồi HTX ác nước Đông Âu – nơi mẫu mực để học hỏi cũng tan rã, khiến tôi hoang mang lắm. Đúng lúc đó, một số vị đại diện của Liên minh HTX Quốc tế đến Việt Nam. Họ cho chúng tôi thấy ở Nhật Bản, Mỹ, các nước Tây Âu, mô hình kinh tế HTX rất thành công. Tại các vùng nông thôn, những người nông dân gắn bó chặt chẽ trong tổ chức HTX đã cho chúng tôi niềm tin về phong trào HTX nước nhà. Những chuyến đi thực tế này khiến chúng tôi thay đổi và quyết tâm xây dựng HTX theo mô hình các nước phát triển.

Vượt qua “Hai Lúa”

Người ta cho rằng bán lẻ là lượm bạc cắc, vì sao Saigon Co.op đang thành công với hoạt động xuất nhập khẩu lại chuyển sang kinh doanh siêu thị - một hoạt động “lượm bạc cắc” đúng nghĩa?

Hoạt động của HTX mua bán trước đây là bán lẻ. Khi bắt đầu kinh doanh, chúng tôi nhắm vào xuất nhập khẩu là để tạo đà, tạo thế, nhưng lúc nào cũng mong sẽ có những cửa hàng bán lẻ. Và khi đến Hungary, tôi như “Hai Lúa lên Sài Gòn” khi thấy họ có một chuỗi siêu thị mang tên Scala Co.op, có mặt ở khắp nước, là mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại. Vào siêu thị, nhìn họ tính tiền bằng cách cầm bút (thời điểm đó chưa có máy quét như bây giờ) quét lên mã số mã vạch mà mình mê mẩn. Tôi mơ ước một lúc nào đó sẽ xây dựng được những siêu thị giống như vậy. Chỉ một mình mình biết thì uổng quá! Năm l990, tôi tổ chức cho anh em qua Malaysia, Singapore và Thái Lan... để học hỏi, nghiên cứu mô hình kinh doanh này.

Ý tưởng mở siêu thị đã có nhưng tài chính chưa đủ nên chưa thể triển khai. Năm 1990, mặc dù chưa tự tin lắm nhưng chúng tôi vẫn quyết định xây dựng mô hình này. Lúc đầu, chúng tôi định liên doanh với một đối tác của Mỹ nhưng phía đối tác (sở hữu mặt bằng Co.op Mart Cống Quỳnh hiện nay) không chấp nhập nên phải tự làm. Mô hình này cũng chỉ là thử nghiệm thôi. Diện tích cho đó khoảng 800m2, nhưng chúng tôi chỉ lấy hơn một nhà làm siêu thị, phần còn lại kinh doanh thứ khác chứ không dám làm lớn. Vậy nhưng, sau khi siêu thị mở ra, thấy bà con đến đông quá, chúng tôi tự tin mở ra cái thứ hai, thứ ba…

Chúng tôi không quên công lao Liên đoàn HTX Thụy Điển. Trong thời điểm này, chúng tôi còn làm xuất nhập khẩu, còn bán buôn và Cống Quỳnh chỉ là một cửa hàng nhỏ thí nghiệm chứ chưa có định mở rộng. Thế nhưng, ông Lindhé - Giám đốc Trung tâm Dự án của Liên đoàn HTX Thụy Điển khuyên: Sai gon Co.op phải xác định mũi nhọn của mình. Chọn siêu thị là đúng nhưng muốn lớn mạnh phải phát triển nó thành chuỗi, phải làm cho thương hiệu Co.op Mart đứng nhất, đứng nhì, chí ít thì cũng đứng thứ ba trong nước, còn không thì đừng làm. Qua tư vấn của ổng, năm l998, chúng tôi tái cấu trúc lại, tập trung vốn liếng, nhân lực, đẩy mạnh đầu tư, phát triển thêm nhiều siêu thị.

Dễ trong cái khó

Đến nay Saigon Co.op đã sở hữu 37 siêu thị Co.op Mart, bà và cộng sự có còn khó khăn?

Có dễ mà cũng có khó. Lúc đầu, chúng tôi phải vừa làm vừa học nên mỗi siêu thị mình theo mỗi kiểu khác nhau. Nhờ sự giúp đỡ của Liên đoàn HTX Thụy Điển, chúng tôi xây dựng được Concept Co.op Mart - một quy trình tổ chức, quản lý, kinh doanh siêu thị có bài bản để quan lý cả chuỗi. Và, từ khi áp dụng Concept đến nay, mọi hoạt động nề nếp hơn. Mỗi khi mở siêu thị, các vấn đề như trang trí như thế nào, hàng hóa, marketing ra sao... đã có trong "cẩm nang”, cứ theo đó mà làm. Dễ là dễ như vậy nhưng vẫn có cái khó về bộ máy càng ngày càng lớn. Hiện nay, Saigon Co. op phát triển nhanh quá nên nhân sự đảm nhận các chức vụ quản lý siêu thị đào tạo dù nhanh nhưng vẫn không đáp ứng. Rồi nền tảng phục vụ cho bộ máy này, như chương trình điện toán, trung tâm phân phối, mua hàng cũng chưa theo kịp tốc độ phát triển.

Bây giờ nhìn lại sự phát triển của Saigon Co.op, ông thầy Lindhé nhận xét ra sao?

(Cười rất tươi). Lúc trước, một năm nghe chúng tôi phát triển hai đến ba siêu thị, ổng đã “giật mình”. Nay nghe một năm thêm 10 – 12 cái, ổng hết hồn thiệt! Ở Thụy Điển cả trăm năm nay, Liên đoàn HTX của họ mới có hệ thống mấy ngàn cửa hàng lớn nhỏ, còn mình mới 14 năm mà làm ào ào như thế nên người ta cũng lo mình đi quá nhanh.

So với các đối thủ, bà thấy Co.op Mart thế nào?

Co.op Mart có mạng lưới trải rộng, tiện lợi cho khách hàng mua sắm. Phong cách của mình tạo cho người ta cảm thấy gần gũi. Người thu nhập trung bình hoặc thấp "thấy được” còn người thu nhập khá cũng hài lòng. Co.op Mart vừa văn minh, hiện đại vừa mang phong cách chợ truyền thống. Siêu thị chúng tôi có người phục vụ, nhất là khu vực ăn uống, quầy bán rau, thịt, cá là để thỏa mãn tâm lý của các bà nội trợ: thích trò chuyện, được tư vấn... Sức thu hút của Co.op Mart một phần nhờ những yếu tố này. Chúng tôi luôn thay đổi hàng hóa, cập nhật giá cả, tổ chức khuyến mại... tạo sự sôi nổi, đông vui. Tâm lý người Việt mình rất lạ, cứ chỗ nào đông vui mà phải chen lấn người ta cũng thích, còn chỗ nào vắng vẻ người ta không thèm vô.

Trong điều kiện mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ như hiện nay, những đối thủ nào khiến bà lo lắng nhất?

Có lẽ là các tập đoàn toàn Cầu, như Metro, Wal-Mart, Tesco, Carrefour... Hiện nay Wal-Mart, Tesco, Carrefour chưa vào Việt Nam, nhưng không sớm thì muộn họ sẽ đến. Gần đây có thêm Lotte. Áp lực từ các đối thủ nước ngoài buộc chúng tôi phải cải thiện nhiều mặt. Trước mắt là cải thiện trang thiết bị, nâng cao chất lượng hàng hóa, quảng cáo, khuyến mại; đặc biệt là nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu tăng tốc.

Có vẻ như nguồn lực về con người của Saigon Co. op là “âm thịnh dương suy”?

(Cười). Bây giờ đã cân đối rồi! Trước, các Co.op Mart chỉ có ở Tp. HCM nên giám đốc hầu hết là nữ. Bởi, bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng gia đình nên chúng tôi có xu hướng chọn chị em, nhưng thực tế cho thấy nhiều anh kinh doanh chẳng thua gì các chị. Vì vậy mà tại các tỉnh, chúng tôi tuyển giám đốc nam, và hiện nay "nam nữ đã bình quyền”, trừ ban tổng giám đốc chỉ độc nhất một anh lọt vào giữa phái đẹp!

Từ khi nào thì bà bớt lo cho Saigon Co.op?

Từ tháng 5 năm ngoái, tôi rút khỏi vai trò Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, nhưng vẫn còn làm Chủ tịch HĐQT Công ty SCID và nay cũng rút luôn. Anh chị em đã đủ sức gánh vác trách nhiệm đưa Saigon Co.op tiến lên.

Như vậy là bà có thể yên tâm nghỉ ngơi?

Tôi tính rút hết, chỉ tham gia công tác xã hội thôi, nhưng anh em nói quá, đành phụ một tay quản lý HTX thương mại - dịch vụ Toàn Tâm (đơn vị do cán bộ, công nhân viên Saigon Co. op góp vốn). HTX này chính là siêu thị Co.op Mart Lý Thường Kiệt hoạt động dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu Co.op Mart, trả cho Saigon Co.op 1% trên doanh thu. Công việc ở đây cũng tương đối nhẹ vì đã có cán bộ của Saigon Co.op quản lý. Chúng tôi dự tính sẽ mở thêm vài cái theo hình thức này vì nhân viên Co.op Mart ngày càng đông. Lúc góp vốn vào Toàn Tâm là gần 3.000 người nhưng nay lượng lao động đã 7.500 người, nếu không mở thêm HTX thương mại - dịch vụ thu vốn dư làm gì!

Nhìn lại cuộc đời mình, bà có điều gì muốn chia sẻ với anh em trẻ?

Cuộc đời tôi có hai giai đoạn. Giai đoạn kháng chiến gắn chặt với tuổi xuân đẹp đẽ nhất; giai đoạn hòa bình gắn liền với HTX, với Saigon Co.op. Đến hôm nay, những điều mà Saigon Co.op đạt được mới chỉ là nền móng. Điều mong muốn nhất của tôi hiện nay là Saigon Co.op phát triển mạnh hơn nữa để khẳng định một thương hiệu Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Bà có công nhận là so với nhiều anh em thời công tác ở Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, bà là người có cuộc sống êm đẹp từ công việc đến gia đình?

Bởi vậy mà tôi vẫn thường nói mình là người may mắn. Nếu không có gia đình yên ấm, hạnh phúc thì ảnh hưởng tới công việc dữ lắm. Những lúc khó khăn, nghiêng ngả, chồng tôi là chỗ dựa tinh thần tốt nhất cho tôi. Ngay cả chuyện mình gắn bó với HTX đến ngày hôm nay cũng là nhờ ông. Vào thời điểm khó khăn nhất - khi HTX tín dụng vỡ nợ, mình có thể tìm việc ở nơi khác nhưng ông nói: “Nếu em thấy công việc đó em yêu thích thì phải bám nó, xây dựng cho nó tốt". Chính sự động viên này là động lực để mình gắn bó với Saigon Co. op đến hôm nay.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 1725
Join date : 27/10/2010

https://khuongtruonghop.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết