KINH NGHIỆM KINH DOANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posters
Admin
Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Vote_lcapLàm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Voting_barLàm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Vote_rcap 
gianggiangonline
Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Vote_lcapLàm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Voting_barLàm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Vote_rcap 

Most active topic starters
Admin
Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Vote_lcapLàm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Voting_barLàm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Vote_rcap 
gianggiangonline
Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Vote_lcapLàm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Voting_barLàm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Vote_rcap 

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Latest topics
» hoc anh van ne pakon
Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Icon_minitimeTue Aug 13, 2013 7:46 am by Admin

» anh van giao tiep
Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Icon_minitimeSat Aug 03, 2013 3:11 am by Admin

» hoc tieng anh hay ne
Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Icon_minitimeWed Jul 31, 2013 4:24 am by Admin

» dia chỉ hoc hay nhat
Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Icon_minitimeThu Feb 09, 2012 12:32 am by Admin

» TOEIC - TARGET - UNIT 1 - PART 1: Picture Description
Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:12 pm by Admin

» Luyện thi TOEIC 550 cấp tốc - Hoc360
Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:02 pm by Admin

» Phát âm tiếng Anh cơ bản - Hoc360
Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:00 pm by Admin

» PHÁT ÂM CHUẨN
Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 6:58 pm by Admin

» TIENG ANH MIEN PHI
Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Icon_minitimeTue Jan 31, 2012 10:10 am by Admin


Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay?

Go down

Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay? Empty Làm gì để giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp hiện nay?

Bài gửi  Admin Fri Jul 22, 2011 2:50 am

DVT đã có cuộc trao đổi với Luật sư -Tiến sỹ Đào Ngọc Chuyền- Trọng tài viên quốc tế VIAC, xung quanh vấn đề này.

PV: Thưa ông Đào Ngọc Chuyền! Là Luật sư tư vấn cho nhiều doanh nghiệp, lại là một trọng tài viên quốc tế, ông thấy những tranh chấp trong doanh nghiệp thời gian gần đây diễn ra như thế nào?

- Hiện nay ở doanh nghiệp Việt Nam tồn tại những loại tranh chấp điển hình là tranh chấp giữa các cổ đông, tranh chấp về quyền quản lý và điều hành công ty

Thứ nhất là, tranh chấp giữa các cổ đông với nhau, phát sinh từ các quyết định của Đại hội cổ đông, như tranh chấp về tư cách cổ đông dẫn đến hệ quả là tất cả các quyết định đều trở thành đối tượng tranh chấp.

Cũng có thể là do quyết định không công bằng của HĐQT như ưu đãi cho thành viên HĐQT trong việc mua cổ phiếu mới phát hành (về số lượng và giá); quyết định ưu đãi cho cổ đông lớn dưới danh nghĩa là cổ đông chiến lược; quyết định ưu đãi cho người lao động…



Một số trường hợp không chấp nhận quyết định của ĐHCĐ vì quyền lợi của mình không như mong đợi hoặc cổ đông Nhà nước không đồng ý với biểu quyết của người đại diện phần vốn nhà nước tại Doanh nghiệp cổ phần.

Thứ hai là, tranh chấp quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp. Các nhóm cổ đông nắm cổ phần chi phối (như HĐQT) thường muốn "người của mình" làm giám đốc; hoặc cổ đông lớn là chủ tịch và đồng thời muốn làm giám đốc điều hành nhằm mục đích không loại họ ra khỏi HĐQT, không bãi miễn khỏi chức danh chủ tịch HĐQT.

Thứ ba là, tranh chấp quyền kiểm soát doanh nghiệp. Trường hợp này thì giám đốc hoặc chủ tịch HĐQT không chấp nhận quyết định bãi miễn của HĐQT (dù quyết định đó là hợp pháp).

Do đó, không làm thủ tục thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật, không bàn giao quyền quản lý điều hành doanh nghiệp cho người mới được bổ nhiệm; khiếu kiện, khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

PV: Ông có nhận xét gì về mức độ phổ biến và gay gắt của các tranh chấp trong doanh nghiệp?

- Như đã nói ở trên thì các tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp diễn ra ngày càng phổ biến và gay gắt. Sau 25 năm đổi mới nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế.

Thực tế, không phải doanh nghiệp nào khi được thành lập cũng nhận thức được những khó khăn thách thức mà mình sẽ gặp phải.

Không ít doanh nghiệp xuất phát điểm là doanh nghiệp gia đình, bạn bè, có quy mô nhỏ. Ban đầu, họ tin tưởng nhau nên đã bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết.

Khi doanh nghiệp phát triển, phát sinh hiện tượng một số người hoặc nhóm người tìm cách thu lợi cá nhân từ doanh nghiệp càng nhiều càng tốt, thậm chí tìm cách loại bỏ lẫn nhau…

Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng vụ tranh chấp chưa nhiều nhưng sẽ gia tăng trong thời gian tới. Qua thực tế tôi thấy, mức độ và tính chất của các tranh chấp này rất gay gắt.

Các bên tranh chấp thường không thương lượng, hòa giải, không sử dụng trọng tài, chỉ giải quyết tranh chấp ở tòa án hoặc khiếu nại hành chính (lòng vòng, dây dưa kéo dài thời gian giải quyết).

Các bên hoặc một số bên tranh chấp không quan tâm đến lợi ích và sự phát triển của doanh nghiệp, mà vì lợi ích của mình một cách thái quá. Hệ quả là đình trệ sản xuất.

Đã nảy sinh hiện tượng cố ý can thiệp, ngăn cản hoạt động bình thường của doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau, gây thiệt hại thêm cho chính các bên tranh chấp và các bên liên quan.

PV: Lời khuyên của ông để các doanh nhân quản trị doanh nghiệp tốt hơn là gì, thưa ông?

- Theo tôi, để hạn chế tình trạng tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp thì các nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp; các nhà đầu tư cần thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, phải nghiêm túc, thận trọng trong việc xây dựng điều lệ, quy chế hoạt động và phân định vai trò của các thành viên; định giá tài sản theo đúng giá trị, góp vốn phải được thể hiện đầy đủ, đúng kế hoạch tiến độ đã cam kết, phản ánh số liệu hoạt động trung thực, đầy đủ, kịp thời trong các tài liệu của doanh nghiệp.

Các thành viên cần thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp phải có năng lực thực tế Bản thân doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những quy định nội bộ chặt chẽ, phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phù hợp với các quy định của pháp luật.

Về cơ chế chính sách pháp luật: Cần rà soát, lấy ý kiến của các chuyên gia, các doanh nghiệp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Khi có tranh chấp phát sinh, các bên cần thiện chí và nỗ lực giải quyết vì lợi ích chung là sự ổn định và phát triển doanh nghiệp. Nên tìm kiếm tư vấn và ưu tiên sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp, trước khi khiếu kiện ra tòa.

Theo DVT

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 1725
Join date : 27/10/2010

https://khuongtruonghop.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết