KINH NGHIỆM KINH DOANH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posters
Admin
Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Vote_lcapBảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Voting_barBảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Vote_rcap 
gianggiangonline
Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Vote_lcapBảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Voting_barBảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Vote_rcap 

Most active topic starters
Admin
Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Vote_lcapBảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Voting_barBảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Vote_rcap 
gianggiangonline
Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Vote_lcapBảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Voting_barBảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Vote_rcap 

Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Latest topics
» hoc anh van ne pakon
Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Icon_minitimeTue Aug 13, 2013 7:46 am by Admin

» anh van giao tiep
Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Icon_minitimeSat Aug 03, 2013 3:11 am by Admin

» hoc tieng anh hay ne
Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Icon_minitimeWed Jul 31, 2013 4:24 am by Admin

» dia chỉ hoc hay nhat
Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Icon_minitimeThu Feb 09, 2012 12:32 am by Admin

» TOEIC - TARGET - UNIT 1 - PART 1: Picture Description
Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:12 pm by Admin

» Luyện thi TOEIC 550 cấp tốc - Hoc360
Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:02 pm by Admin

» Phát âm tiếng Anh cơ bản - Hoc360
Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 7:00 pm by Admin

» PHÁT ÂM CHUẨN
Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Icon_minitimeWed Feb 08, 2012 6:58 pm by Admin

» TIENG ANH MIEN PHI
Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Icon_minitimeTue Jan 31, 2012 10:10 am by Admin


Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty

Go down

Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty Empty Bảo vệ nhà đầu tư bảo vệ giá trị công ty

Bài gửi  Admin Fri Jul 22, 2011 2:59 am

Báo cáo Môi trường kinh doanh (2009-2010) của Ngân hàng thế giới (WB) có đánh giá và cho rằng, vấn đề trọng yếu hiện nay tại khu vực doanh nghiệp là quyền lợi của các nhà cổ đông trong các công ty. Điều đó gợi lên vấn đề về bảo vệ nhà đầu tư thông qua cải cách quản trị công ty tại các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao giá trị công ty một cách bền vững. Ổn định cổ đông chỉ báo về nền quản trị công ty tốt Các nghiên cứu và kinh nghiệm cho thấy, một công ty cần đảm bảo sự ổn định tương đối về cổ đông quan trọng. Điều đó sẽ đảm bảo sự ổn định về quản lý (ban lãnh đạo) công ty và đảm bảo để công ty có thể thực hiện được chiến lược của mình trong trung hạn và phản ánh sự cam kết của nhà đầu tư (cổ đông) đối với công ty. Khi đó công ty sẽ có cơ hội để nhận được nhiều "công nghệ" cho phát triển. Cổ đông chiến lược hay nhà đầu tư chiến lược đối với một công ty được hiểu là nhà đầu tư có duyên nợ nhất đối với công ty. Nhà đầu tư chiến lược có đóng góp vốn nhiều, đóng góp quản trị, quản lý nhiều nhất cho công ty và tất nhiên là có mức độ cam kết cao nhất đối với công ty, họ nắm giữ cổ phiếu của công ty trong thời gian dài đáng kể so với các cổ đông nhỏ lẻ khác.

Về mặt tổng thể, một công ty có mức độ cổ đông ổn định cao cũng phần nào phản ánh công ty có "quản trị tốt". Sự ra vào đối với một số nhà đầu tư nhỏ lẻ của một công ty thường không ảnh hưởng nhiều lắm đến quản trị công ty. Song, sự thoái vốn của nhà đầu tư chiến lược của một công ty (cho dù bất cứ nguyên do gì) đều tác động ngay đến quản trị và giá cổ phiếu của công ty đó trên thị trường, nhiều khi gây ra hiệu ứng bán tháo cổ phiếu. Trong một số trường hợp, điều đó lại phản ánh sự mất niềm tin của nhà đầu tư này với cả thị trường chứng khoán hay đối với công ty cụ thể nào đó. Các cổ đông và các công ty Việt Nam? Từ trước tới nay hầu như chưa có một nghiên cứu nào đủ tầm quy mô để đánh giá mức độ cam kết của các cổ đông đối với các công ty ở Việt Nam. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ cam kết đó ta có thể phân tích một số nhóm cổ đông và hành vi của họ, nhất là hành vi tham gia hay thoái vốn tại các doanh nghiệp hay rộng hơn là vào thị trường chứng khoán Việt Nam:Cổ đông chiến lược là ai ? Hầu như ở Việt Nam, vấn đề ổn định cổ đông hay ổn định nhà đầu tư không mấy được quan tâm hoặc bị lấn át bởi các mục đích về vốn. Không có nhiều doanh nghiệp có ý niệm về quan hệ cổ đông (IR) mà người ta chỉ quan tâm đến quan hệ công chúng (PR). Khảo sát thực tế ở Việt Nam cho thấy, khái niệm cổ đông chiến lược dường như được đồng nghĩa với nhà đầu tư có nhiều tiền đổ vào một công ty. Trong bối cảnh đó, từ 2005 đến nay, trào lưu ký kết "hợp tác chiến lược toàn diện" đã từng nở rộ và có rất nhiều khoản tiền lớn từ các tổng công ty nhà nước lớn đổ vào một số công ty cổ phần và tạo nên một thị trường chứng khoán sôi sùng sục vào năm 2006-2007. Mặc dù vậy, việc quản trị ở các công ty không hề chuyển biến, trong số đó cũng có nhiều hợp đồng ký rồi để đó làm cảnh. Nhà đầu tư nước ngoài? Thị trường thường mong mỏi khối nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là quản trị hiện đại, công nghệ hiện đại, thị trường mới... Tuy nhiên, gần đây, quan sát hành vi của cổ đông chiến lược tại một NHTMCP lớn ở Việt Nam, một số người đã khá lo lắng khi cổ đông nước ngoài thoái vốn kéo theo cổ đông trong nước cũng bán ra cổ phiếu và người ta đã phải thốt lên "Cổ đông chiến lược là quan trọng mà đến và đi dễ vậy sao?". Gần đây, sự kiện Quỹ Indochina Capital VN (ICV) tuyên bố thoái vốn để đóng quỹ sau 3 năm hoạt động tại Việt Nam cho dù không quá gây bất ngờ với nhà đầu tư, nhưng có lẽ cần quan tâm đến vấn đề vai trò của nhà đầu tư nước ngoài trong mô hình quản trị công ty. Các chính sách của nhà nước và doanh nghiệp cần đưa ra là một mặt làm thế nào để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, mặt khác cũng đảm bảo rằng làm thế nào để bản thân các doanh nghiệp trong nước (khu vực doanh nghiệp) hấp thụ được công nghệ quản trị, quản lý hiện đại vào thực tế để giá trị doanh nghiệp được gia tăng liên tục và bền vững. Hội đồng quản trị quản trị thay cổ đông?Thực tế ở các doanh nghiệp Việt Nam có hiện tượng đáng chú ý về quản trị doanh nghiệp đó là các cổ đông "giao lại quyền "cho HĐQT dưới cách này hay cách khác. Khảo sát cho thấy tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông thường ủy quyền cho HĐQT làm khá nhiều việc quan trọng. Thực trạng đó là điểm sung yếu nhất của quản trị công ty ở Việt Nam.Quan sát mùa họp đại hội cổ đông các công ty ở Việt Nam năm 2009 vừa qua cho thấy có hiện tượng khá phổ biến là cổ đông nhỏ lẻ không đi dự, hoặc không quan tâm đến đại hội đồng cổ đông. Một số ý kiến cho rằng, cổ đông vô trách nhiệm vì không làm tròn trách nhiệm với quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông. Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) coi rằng tình trạng cổ đông không đi dự họp đại hội cổ đông là trở ngại đối với các đại hội cổ đông trong năm nay và khi đó nhiều doanh nghiệp không thể triệu tập đủ cổ đông để tổ chức đại hội. VAFI, còn đề xuất bổ sung vào Quy chế ban hành về Điều lệ mẫu công ty công chúng do Bộ Tài chính ban hành nội dung cho phép tiến hành đại hội cổ đông khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% cổ phần có quyền biểu quyết (thay vì, theo Luật Doanh nghiệp, đại hội cổ đông chỉ được thực hiện khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết); Việc lấy ý kiến các cổ đông hầu như cũng không thu được kết quả cao. Trong thực tế, tại nhiều doanh nghiệp, việc họp HĐQT rất qua loa và hầu như các quyết định quan trọng của HĐQT lại ủy quyền hết cho một cá nhân Chủ tịch HĐQT. Như vậy, đáng lẽ HĐQT phải thay mặt các cổ đông (nhất là cổ đông nhỏ lẻ) trong quản trị doanh nghiệp thì lại chuyển giao toàn bộ hoặc gần như toàn bộ cho một người. Khi toàn bộ tài sản của xã hội được giao cho một cá nhân quản lý, phán quyết như vậy là quá rủi ro. Cho dù người thực hiện là Chủ tịch có sự ủy quyền của HĐQT, nhưng rõ ràng nếu nhiều công ty có tình trạng đó thì vấn đề lại phản ánh trình độ quản trị công ty của một quốc gia.Nguyên nhân của vấn đề Mô hình quản trị công ty cần được cải cách. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy, vấn đề quản trị công ty ở Việt Nam cần được cải thiện và củng cố, nhất là khuôn khổ pháp lý về bảo vệ nhà đầu tư. Theo Báo cáo đánh giá môi trường đầu tư của WB về bảo vệ nhà đầu tư cho thấy, vấn đề này là cần đáng quan tâm. Báo cáo này chỉ rõ, pháp luật liên quan đến trách nhiệm của uỷ viên hội đồng quản trị các công ty không rõ ràng trong trường hợp sang nhượng cổ phiếu, dẫn tới các nhà đầu tư nhỏ bị thiệt thòi lợi ích, bị lấn át quyền.... Tâm lý ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam thể hiện trong các chỉ số này. Tiêu chí xem xét ba phương diện bảo vệ nhà đầu tư gồm có tính minh bạch trong giao dịch, trách nhiệm pháp lý của giám đốc và khả năng của cổ đông kiện các nhà quản trị có hành vi sai trái. Tính tổng thể Việt Nam chỉ đạt 2,7/10. Chỉ số về trách nhiệm của giám đốc nằm trong nhóm thấp nhất thế giới (0/10), quyền khiếu kiện của cổ đông và tính minh bạch đều thấp (2/10 và 6/10). Năm nay, thứ hạng của tiêu chí này là 165/178. Lướt sóng, ngắn hạn? Rõ ràng những nhà đầu tư "lướt sóng" thì không cần quan tâm nhiều tới tư cách cổ đông và họ không mấy khi dự đại hội hay có các đóng góp gì nhiều cho quản trị công ty. Từ đầu quý III năm 2009 đến nay, người ta nhận thấy rằng, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tục trên thị trường chứng khoán Việt Nam và người ta còn phát hiện ra rằng, các nhà đầu tư nước ngoài cũng chuyển từ đầu tư trung hạn sang lướt sóng. Nếu quả thực có sự thay đổi hành vi đầy tư như vậy thì đó không phải là dấu hiệu tốt mà nó lại càng làm cho thị trường thêm phần kém bền vững. Cổ tức quyết định ý thức ? Báo giới phản ánh rằng, có rất nhiều cổ đông đi dự họp mùa vừa qua đã thường đặt câu hỏi "Cổ tức của tôi đâu?" và khi cổ tức được trả ít có lẽ là nguyên nhân người ta không hào hứng với dự họp đại hội cổ đông. Vai trò quản trị của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Có rất nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng, nhà đầu tư nhỏ rất ít quan tâm đến vấn đề quản trị công ty nơi mà mình đổ tiền vào đó. Trong mùa Đại hội đồng cổ đông vừa qua, rất nhiều người không tham dự đại hội cổ đông vì họ nhận thấy rằng ý nghĩa lá phiếu của họ quá nhỏ. Theo một cổ đông của một NHTMCP cho biết, tình trạng đại hội của ngân hàng này là "Đại hội cổ đông hỗn loạn, nhiều cổ đông bỏ ra về và không thông qua tờ trình. Nhưng cuối cùng các tờ trình vẫn đạt được tỷ lệ cao". Rõ ràng quyền lực được tập trung quá nhiều vào cổ đông lớn. Trong mùa đại hội cổ đông năm nay, để đối phó với cổ đông không đi dự, một số công ty vận động uỷ quyền luôn cho cổ đông lớn (hoặc người khác) đi họp thay cho đủ tỷ lệ. Như vậy chất lượng của việc biểu quyết về những vấn đề quan trọng của công ty lại càng hạn chế. Ở một số công ty khác lại xuất hiện sự tập trung quyền lực vào một nhóm cổ đông lớn do đại hội đồng cổ đông uỷ quyền gần hết quyền của mình cho hội đồng quản trị công ty. Khi đó vai trò của các cổ đông nhỏ lẻ đang ở tình trạng ít ý nghĩa sẽ trở nên vô nghĩa hoàn toàn. Điều này lý giải tại sao, trong thời gian qua, hiện tượng nhiều HĐQT ở các công ty đã tự phát hành cổ phiếu và phân phối cổ phiếu theo chủ ý có lợi cho mình. Khi đó quyền lợi của nhà đầu tư nhỏ lẻ bị ảnh hưởng đáng kể do giá cổ phiếu của họ bị pha loãng. Chính sách Việc cải cách các doanh nghiệp Việt Nam đang được thực hiện. Cải cách không chỉ là tăng vốn, mở chi nhánh ồ ạt mà cần phải đi đôi với tăng cường quản trị, cải cách cơ chế quản lý doanh nghiệp. Các nhà đầu tư (cổ đông) cần được đảm bảo rằng từng đồng vốn của họ đầu tư vào các doanh nghiệp đang được quản lý tốt và phân bổ cho các mục đích của doanh nghiệp một cách cẩn trọng. Hơn thế nữa, họ cũng cần được đảm bảo rằng họ có quyền tham gia vào quá trình quản trị doanh nghiệp với tư cách là người chủ sở hữu. Chính sách của nhà nước cần tập trung vào cải thiện khuôn khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp bao gồm từ mô hình đến các quy định về công bố thông tin, quan hệ của doanh nghiệp với nhà đầu tư, chế độ bảo vệ nhà đầu tư (nhất là nhà đầu tư nhỏ lẻ),…; chính sách, cơ chế với nhà đầu tư chiến lược… Bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải có định hướng, chiến lược về cải cách quản trị, quản lý doanh nghiệp…, đặc biệt là chính sách đảm bảo sự cam kết của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. Việc che đậy thông tin bằng cách này hay cách khác hoặc chỉ tạo ra tin đồn về kết quả kinh doanh một doanh nghiệp có thể làm lợi cho nhóm nhà đầu tư nào đó tại thời điểm nhất định. Nhưng chính điều đó đang tích tụ các rủi ro và làm doanh nghiệp trở nên dễ tổn thương hơn. Khi trên thị trường chứng khoán có nhiều tin đồn và nhà đầu tư đã tin và quyết định theo các tin đồn ấy thì rõ ràng công tác quan hệ với nhà đầu tư của công ty (IR) đang trong tình trạng có vấn đề và cần được cải thiện. Trong điều kiện đó, khó có thể trách nhà đầu tư về sự cam kết với công ty.Khi môi trường kinh tế còn đang bấp bênh, sự cam kết của nhà đầu tư sẽ được coi là vàng và là chỉ báo quan trọng về sự bền vững của doanh nghiệp. Suy rộng ra, sự ổn định đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) là động lực và cũng là chỉ báo về sự thịnh vượng của một quốc gia trong trung và dài hạn.

Nguồn Ths. Lê Văn Hinh/ Nhaquanly

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 1725
Join date : 27/10/2010

https://khuongtruonghop.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết